máy pha cafe

Trang chủ / Tin tức Thực đơn dụ dỗ khách hàng như thế nào (Phần 2)

Thực đơn dụ dỗ khách hàng như thế nào (Phần 2)

 >>xem thêm: Thực đơn dụ dỗ khách hàng như thế nào? (Phần 1)

Từ ngữ gợi tả

Từ ngữ có sức mạnh rất lớn đối với lựa chọn món ăn của khách hàng. Đặt những cái tên đầy gợi tả cho món ăn có thể giúp tăng doanh số lên đến 27% trong một số trường hợp. Điều này trở nên đặc biệt hiệu quẩn nếu tên gọi có kèm theo nơi xuất xứ của nguyên liệu trong món ăn, chẳng hạn như "bánh bí xanh nướng của Bà Ngoại" nghe hấp dẫn hơn là "bánh bích quy bí xanh".
Một nghiên cứu được các nhà khoa học tại Đại học Stanford, California công bố mới đây cho thấy rau quả được đặt những cái tên nghe rất thuận tai, chẳng hạn như "ớt thuốc súng", "đậu xanh nóng ngọt" và "củ hành giòn" trên thực đơn được thực khách chọn nhiều hơn 23% vì nó khiến cho món ăn nghe có vẻ hấp dẫn hơn và có hương vị ngon hơn.
những từ được dùng để mô tả món ăn có thể còn có tác dụng nhiều hơn là khiến nó nghe hấp dẫn - chúng có thể làm chúng ta chảy nước miếng. Một nghiên cứu của Đại học Cologne ở Đức năm ngoái cho thấy bằng cách đặt tên món ăn với những từ mô phỏng động tác của miệng khi ăn, các nhà hàng có thể làm tăng mức độ thèm muốn của món ăn. Họ nhận thấy những từ mô tả sự di chuyển hàm từ đằng trước ra sau sẽ hiệu quả hơn - chẳng hạn như từ chế "bodok".
Cách đặt tên món ăn kiểu này thậm chí vẫn có tác dụng khi đọc thầm trong miệng, do có lẽ não bộ vẫn mô phỏng động tác để phát ra từ ngữ đó. Tác dụng này khiến tuyến nước bọt của chúng ta hoạt động.
Đưa thương hiệu vào tên món ăn cũng là một chiến lược hiệu quả của các chuỗi nhà hàng, chẳng hạn những từ gợi sự hoài niệm như "làm tại nhà", theo ông Brian Wansink từ Phòng thí nghiệm Món ăn và Thương hiệu ở Đại học Cornell. Thêm vào một chút tinh thần yêu nước hoặc tình cảm gia đình cũng sẽ có tác dụng thúc đẩy doanh số. 
Hãy cảnh giác những lời mô tả lê thê với đầy những tính từ. Có lý do trục lợi trong những lời mô tả món ăn dài dòng - chúng có thể khiến món ăn trở nên đáng đồng tiền hơn.
Dan Jurafsky - giáo sư về ngôn ngữ học điện toán tại Đại học Stanford đã tiến hành trên một nghiên cứu phân tích cách dùng từ và giá tiền của 650.000 món ăn trên 6.500 thực đơn. Ông đã phát hiện rằng nếu món ăn được mô tả dài dòng hơn thì nó sẽ đắt tiền hơn. Nếu độ dài tên món ăn trung bình dài thêm 1 ký tự thì giá món ăn đó sẽ tăng thêm 18 cent.

Màu sắc thực đơn
"Bạn càng mô tả nhiều chừng nào thì món ăn đó càng có giá trị chừng đó và giá cả do đó mà nghe có vẻ rẻ hơn trong suy nghĩ của khách hàng", Rap cho biết. Nếu chỉ ghi là "Steak New York $43" thì trong có vẻ mắc, nhưng nếu bạn ghi cả một đoạn mô tả nó là miếng thịt chất lượng thế nào, nguồn gốc nó từ đâu thì nó sẽ có cảm giác là rẻ hơn.
"Điều mẫu chốt là phải đảm bảo những gì bạn viết là những gì mà những người có kinh nghiệm về nhà hàng tin là đúng chứ không thôi nó sẽ giống như là chuyện bịa vậy. Câu chuyện đằng sau món ăn phải chân thật và gần gũi".
Tuy nhiên cách miêu tả trên thực đơn không phải là tín hiệu duy nhất mà khách hàng có thể cảm nhận. Màu sắc của thực đơn cũng có tác dụng.
Một số màu như màu xanh lá cây thường được dùng để cho thấy món ăn tươi mới và có lợi cho sức khỏe, trong khi màu cam được cho là kích thích khẩu vị, theo Aaron Allen - một nhà tư vấn nhà hàng toàn cầu ở Orlando, Florida - người vốn là chuyên gia về tâm lý trong thiết kế thực đơn. Màu đỏ đem đến cảm giác cái gì đó rất quan trọng và có lẽ muốn thực khách chú ý đến những món ăn mà nhà hàng muốn họ gọi nhất - có lẽ đó là những món mà nhà hàng lời nhiều nhất.
Nhà hàng cũng có thể sử dụng các thủ thuật khác nhau để dụ khách hàng gọi những món ăn đắt tiền. Có lẽ thủ thuật thông dụng nhất là giảm giá bán xuống một cent - chẳng hạn như một món có giá là $5,99 khiến cho nó có cảm giác rẻ hơn là làm tròn số thành $6. Thủ thuật này được sử dụng rộng rãi trong ngành bán lẻ và ngày nay hầu hết những người tiêu dùng đều không dễ bị ảnh hưởng nữa. 
Nhưng các nhà hàng còn một chiêu nữa mà họ có thể sử dụng - bỏ luôn ký hiệu tiền ra khỏi thực đơn. "Ký hiệu tiền là một điểm gợi nỗi đau của khách hàng rằng họ phải đang chi tiền" - Allen giải thích. Bằng cách chỉ dùng các con số, thậm chí hay hơn nữa là ghi nó ra bằng từ ngữ có thể giúp giảm nhẹ nỗi đau đó.

Còn tiếp...

Nguồn: BBC.com

>>xem thêm: Thực đơn dụ dỗ khách hàng như thế nào? (Phần 3)

Nhận xét đánh giá