máy pha cafe

Trang chủ / Tin tức Khi sử dụng máy ép chậm cần lưu ý những điều gì

Khi sử dụng máy ép chậm cần lưu ý những điều gì

Khi sử dụng máy ép chậm cần lưu ý những điều gì

Nước ép trái cây là thức uống bổ dưỡng mà mọi người đều yêu thích, nhất là vào những ngày thời tiết nóng bức mùa hè thì đây là một món giải khát lý tưởng. Tuy nhiên để có thể sử dụng được tốt máy ép trái cây tốc độ chậm là điều không phải ai cũng biết, hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn và sử dụng máy hiệu quả nhé.

Cắt ngắn các loại nhiều xơ

-         Thông thường với các loại củ cứng như cà rốt…các bạn nên cắt dạng nhỏ, các loại hoa quả nên bổ miếng nhỏ sao cho vừa họng máy, các loại rau lá cần cắt ngắn hoặc cuộn lại trước khi cho vào.

-         Các loại rau lá, cần tây, nhiều xơ thớ dọc, cần phải luôn luôn CẮT NGẮN chừng 1-3 cm để tránh phần xơ dài làm tắc máy. Đặc biệt những loại nhiều xơ cứng như cây sả phải cắt ngắn vài mm.

-         Cần tây, cải cầu vồng, các loại herbs, rau gia vị như bạc hà, parsley, rau mùi… cắt chừng 1-2 cm. Các loại rau lá như kale, bó xôi, cải chíp… chừng 2-3cm.

may ep cham lamaca

Làm mát nguyên liệu trước khi ép: Ưu điểm của việc làm mát nguyên liệu trước khi ép là cho juice ít bã hơn (vì dễ ép hơn), mát hơn (vì vậy cảm giác ngon hơn juice ở nhiệt độ thường, đặc biệt là trời nóng mùa hè). Tuy nhiên một số loại như cà rốt, bí đỏ, khoai lang, củ đậu nếu cắt trước để tủ lạnh thì cần ngâm cùng nước lọc để nguyên cả hộp đó vào tủ mát, nếu không khi ép sẽ bị khô hơn, cứng hơn cho máy, cho ra ít nước hơn.

Nguyên tắc khi ép: Mềm trước, cứng sau; Ít xơ trước, nhiều xơ sau: Ví dụ bạn ép các nguyên liệu mềm và ít xơ thì phải ép theo sau đó là các loại cứng hơn như cà rốt hoặc cần tây nhiều xơ hơn. Mục đích là các loại củ cứng nhiều xơ sẽ đẩy phần bã ra nhiều hơn tránh các loại nguyên liệu mềm hay giữ bã trong máy. Cà rốt, bí đỏ là những loại đẩy bã tốt nhất. Dĩ nhiên các loại nhiều xơ như rau lá thì phải cắt ngang thớ xơ (đặc biệt như cần tây, cải kale, bó xôi, các loại herbs như bạc hà nguyên cọng v..v

Không thúc ép nguyên liệu quá nhiều, quá nhanh: Khi ép, không ấn và cho quá nhiều nguyên liệu cùng lúc vào họng máy, bởi vì máy ép chậm chỉ nuốt đc từng miếng nguyên liệu một, nếu bạn cho quá nhiều nguyên liệu thì sẽ làm máy dễ bị tắc và nước ép bị lẫn nhiều bã hơn. Đó là một trong những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ của máy.

Các loại nguyên liệu tuyết đối không cho vào máy ép:

-         Mía: tuyệt đối không ép mía

-       Các loại hột: phải bỏ các loại hột cứng và to (xoài, cóc…). Các loại ổi hạt cứng to quá thì cũng nên bỏ hột, nếu ổi hạt không quá to vẫn có thể ép được nhưng cần cắt miếng mỏng.

-        Sau khi ép các loại quả có hột nhỏ và không quá cứng như nho, thanh long, ổi hột nhỏ, dưa hấu, bí đỏ, lựu … vẫn phải luôn đi kèm theo sau là ép các loại táo hoặc củ quả cứng để đẩy bã ra cùng chứ không ép liên tục các loại quả có hột này được, đề phòng tắc máy.

-         Chanh leo: lưu ý chanh leo có thể ép toàn bộ phần thịt và hột. Tuy nhiên với mỗi ruột của 1,2 quả chanh leo phải được ép theo sau bởi các loại nguyên liệu khác để cuốn bã hạt chanh leo theo cùng. Nếu chỉ ép nguyên xi toàn chanh leo máy sẽ tắc cứng vì hạt chanh leo như những hạt cát nhỏ ứ trong máy thì cố lắm mới tháo được ra và máy sẽ bị xước kha khá. Vì vậy không ép liên tục hạt chanh leo.

Trên đây là những thông tin hữu ích để bạn sử dụng máy ép trái cây đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn, nếu Quý khách có nhu cầu tham khảo và được tư vấn về máy ép hoa quả vui lòng liên hệ số điện thoại 
0983 84 15 16 hoặc truy cập http://sieuthimaycafe.vn/may-ep-trai-cay.html để biết thêm thông tin chi tiết.

 Nguồn: Sưu tầm

 


Nhận xét đánh giá