máy pha cafe

Trang chủ / Tin tức Doanh nhân mới khởi nghiệp thường mắc sai lầm gì?

Doanh nhân mới khởi nghiệp thường mắc sai lầm gì?

Là doanh nhân, tốt nhất bạn nên không ngừng học hỏi. Đừng để những câu chuyện thành công kiểu cổ tich nuông chiều bản thân. Câu chuyện thực tế sẽ diễn ra như thế này: Bạn thử nghiệm một sản phẩm, gặp thất bại, bạn thử nghiệm lại và cải tiến nó. Các sai lầm là một phần quan trọng của quá trình thử - sai này.

Tất nhiên, không phải tất cả các sai lầm đều xảy ra liên tiếp. Nhưng vẫn có nhiều doanh nhân bị va đi vấp lại nhiều lần với cùng một loại sai lầm mà họ vẫn không biết cách giải quyết.

 Dưới đây là 9 sai lầm chung nhất và dễ tránh nhất: 

1. Chỉ cho mình là đúng, thay vì lắng nghe ý kiến về các ý tưởng mới của bản thân

 Bạn cho là ý tưởng kinh doanh của mình giống một trò chơi thu lợi nhuận, nhưng lại không định trước tình huống bạn có thể sẽ gặp thất bại. Khi bạn định đầu tư bất kể thời gian hay tiền bạc vào một ý tưởng nào đó, hãy dành thời gian để thử nghiệm nó trước.

 Tham khảo ý kiến của các chuyên gia từ công đồng khởi nghiệp và đưa ý tưởng về sản phẩm mới của mình hỏi ý kiến khách hàng tiềm năng. Từ đó điều chỉnh và thích ứng dựa trên các phản hồi từ họ.

2. Không đủ nhanh nhạy với nhu cầu kinh doanh từ thị trường

Có rất nhiều ý tưởng kinh doanh đã thất bại thảm hại chỉ vì bắt đầu quá chậm chạp. Đừng mất quá nhiều thời gian để suy đi tính lại ý tưởng và kế hoạch của mình, thay vào đó hãy xây dựng các sản phẩm giá trị nhất, tung ra thị trường và xem các phản ứng từ mọi người về nó.  

Cuối cùng, điều quan trọng không phải là làm việc thật nhiều, bởi vì bạn sẽ không thể nào khởi nghiệp thành công nếu chỉ đơn thương độc mã một mình.

3. Không biết khi nào phải chuyển hướng

Qua những kết quả phản hồi bước đầu, bạn cần có khả năng tiếp nhận thông tin phải hồi mà thậm chí có những tình huống mà bạn sẽ không lường trước được. Thay vì ném bỏ chúng vào thùng rác hay lờ tịt những gì mà bạn có thể học hỏi, những phản hồi này sẽ truyền cảm hứng giúp bạn thay đổi mô hình kinh doanh và kịp thời ngăn chặn thất bại. Rất nhiều dự án kinh doanh đã thành công nhờ biết tính toán một lộ trình mới cho chính mình.

Ví dụ, Instagram ban đầu khởi điểm là mạng xã hội Burbn. Khi đó việc tải ảnh và chia sẻ các bức hình chỉ là một tính năng của nó, nhưng lại là tính năng được nhiều người dùng yêu thích nhất. Bởi vậy, Burnbn đã được tái định vị thành Instagram, và hẳn là bạn đã biết phần còn lại của câu chuyện: Facebook đã phải bỏ ra 1 tỷ USD để có được ứng dụng tuyệt vời này.

 

Tag :

Nhận xét đánh giá